3 cách Quản trị rủi ro giúp bạn như "Hổ mọc thêm cánh"
Những điều chỉnh đơn giản trong kế hoạch quản trị rủi ro có thể mang lại kết quả đáng kinh ngạc
Dưới đây là 3 phần quan trọng của kế hoạch quản lý rủi ro mà BẠN PHẢI xây dựng:
Chốt lời và cắt lỗ theo những nguyên tắc rõ ràng
Nếu không có nguyên tắc cắt hay chốt rõ ràng, chẳng khác gì bạn “lái xe mà ko có thắng và chẳng biết đi về đâu cả”, dần dần sẽ mất sạch vốn
Hãy xác định:
Bạn sẽ chấp nhận bao nhiêu rủi ro cho mỗi giao dịch (bao nhiêu % NAV)
Bạn sẽ thoát lệnh ở đâu nếu bạn sai
Bạn sẽ chốt lời ở đâu nếu bạn đúng
Chỉ khi xây dựng được phương pháp nhất quán, bạn mới có thể đánh bại Thị trường
Quy tắc về xác định quy mô vị thế
Nhiều Trader thất bại do không có chiến lược xác quy mô vị thế của họ. Nếu bạn là một trong số đó, hãy xem xét xem trong những phương án sau đây, phương pháp nào phù hợp nhất với phong cách của bạn:
Dựa trên rủi ro
Tức là việc mua bao nhiêu tiền cho 1 CP sẽ dựa trên mức độ rủi ro mà bạn chấp nhận
Ví dụ:
Mỗi CP bạn chấp nhận mất 1% vốn.
Bạn có 100.000.000đ, tức là chấp nhận mất 1.000.000đ/CP
Giả sử bạn chấp nhận cắt lỗ ở mức 5% => Bạn sẽ mua 20.000.000đ/CP
CP bạn mua có giá 50.000đ => Bạn sẽ mua 400CP
Với phương pháp này, cách bạn xác định kích thước vị thế đơn giản chỉ là một công thức toán học
Dựa trên số lợi thế
Đây là một cách tiếp cận nâng cao hơn để xác định quy mô vị thế, và cho phép bạn tận dụng trực giác và cảm nhận của mình, cũng như những gì thị trường đang cung cấp.
Nếu tại điểm mua, bạn có nhiều lợi thế (kiểu như Break Out trên cả ngày, tuần, tháng chẳng hạn). Điều đó cho thấy khả năng thành công của điểm mua sẽ cao.
=> Bạn có thể nâng tỷ trọng (quy mô vị thế) cho điểm mua đó
Quy tắc #1 rõ ràng và cụ thể là phù hợp với những nhà giao dịch tìm kiếm sự nhất quán.
Quy tắc #2 được thiết kế cho những nhà giao dịch đã đạt được sự nhất quán và đang tìm kiếm cách tăng lợi nhuận.
Rủi ro tổng thể
Khi xây dựng danh mục vs nhiều CP, bạn phải ước tính cho được rủi ro tổng thể là bao nhiêu trong trường hợp xuất hiện Thiên nga đen hay những kịch bản xấu nhất
Bạn nghĩ nó rất hiếm khi xảy ra, nhưng cho dù xác suất là 0.1% thì bạn chưa chắc sẽ tránh khỏi, chỉ cần dính 1 lần, bạn sẽ ghim nó 1 đời
Ví dụ:
Danh mục bạn có 4 CP, mỗi CP chịu rủi ro tối đa là 1% vốn thì thực tế bạn đang chịu tổng rủi ro là 4% của tổng vốn.
Bất ngờ tin tức xấu xuất hiện và thị trường mở cửa với mức giảm, khiến cho tất cả các vị thế của bạn chạm vào mức dừng lỗ... bạn đã phải chịu một mức giảm vốn là 4%, mặc dù ban đầu bạn chỉ đặt 1% rủi ro cho mỗi vị thế.
Là 1 Trader, BẠN PHẢI biết về mức rủi ro của mình vào bất kỳ thời điểm nào và luôn lên kế hoạch cho kịch bản xấu nhất.
TÓM LẠI ĐÂY LÀ 3 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ QUẢN TRỊ RỦI RO NHƯ 1 NĐT SIÊU ĐẲNG:
Xây dựng các quy tắc rõ ràng về dừng lỗ và chốt lời
Xây dựng Quy tắc xác định quy mô vị thế
Ước tính được rủi ro tổng thể
Quản lý rủi ro có thể không phải là chủ đề hấp dẫn nhất trên thị trường, nhưng nếu thiếu nó, mọi công việc khác bạn thực hiện đều trở nên vô nghĩa.
Bạn đã áp dụng cách nào chưa? Comment ở bên dưới nhé!
nhìn chung bài viết ổn
Chưa làm đc mấy em ạ. Kiến thức kém nên vẫn fomo lắm.