CANSLIM, là 1 phương pháp do William O’Neil sáng lập ra. Nó kết hợp 7 yếu tố đại diện ở mỗi chữ cái C.A.N.S.L.I.M mà mình sẽ giải thích rõ ngay bên dưới. Nhưng trước khi đọc tiếp, bạn cần biết qua những điều này:
CANSLIM bản chất nó là 1 phương pháp thống kê. Tức là O’Neil soi lịch sử các Siêu cổ phiếu trước đó, và ông phát hiện ra chúng đều có những điểm chung. Và đó là 7 yếu tố trong phương pháp này
Chẳng có quy chuẩn nào trong từng yếu tố là cố định cả. Mục đích của phương pháp này là tìm ra CP mạnh nhất, nên khi áp dụng ở mỗi thị trường phải linh hoạt thay đổi.
Ví dụ: Bạn ko thể tìm 1 CP tăng trưởng 3 năm liên tục trên 25% trên TTCK Việt Nam được, rất có thể bạn sẽ mua ngay đỉnh.
Chúng ta đi sâu hơn nhé:
C - Current Earnings: EPS Quý hiện tại
DN phải có EPS cao, tăng trưởng EPS (hoặc bạn có thể dùng tăng tưởng Lợi nhuận sau thuế) cao.
Thường ở TTCK Việt Nam thì nên chọn các DN tăng trưởng lợi nhuận Quý gần nhất trên 20%
A - Annual Earnings: Lợi nhuận năm
DN phải có tăng trưởng lợi nhuận hàng năm cao, thường ở VN chỉ cần năm đầu tiên mà tăng trưởng lớn thì có thể chọn được rồi, trên 20% là tốt
Lưu ý, vs các CP có tính chu kỳ cao như chứng khoán hay BĐS thì khó áp dụng tiêu chí này, bạn phải nắm chu kỳ ngành, cũng như các yếu tố tác động tới từng ngành
Lợi nhuận tăng trưởng thì Doanh thu cũng phải tăng trưởng: Tức là LN đó phải đến từ việc bán đc hàng, chứ ko phải do bóp chi phí
Lợi nhuận phải đến từ Hoạt động kinh doanh chính, chứ ko phải đi bán tài sản hay đầu tư tài chính
N - New Product: Sản phẩm mới
Yếu tố này bạn cần hiểu rộng ra, tức là DN có 1 yếu tố nào đó mới, giúp NĐT kỳ vọng lớn vào việc bùng nổ lợi nhuận tương lai
Ví dụ:
DN BĐS sắp mở bán 1 dự án => thu tiền, tăng lợi nhuận
DN Sản xuất chuẩn bị đưa nhà máy vào hoạt động => Nâng công suất => Tăng sản lượng => tăng doanh thu
DN thay ban lãnh đạo => Ban lãnh đạo cũ yếu kém, ban lãnh đạo mới có tâm, có tầm => rất khó định được lòng người
…
S - Supply, Demand: Cung cầu CP
Nên chọn CP có khối lượng giao dịch lớn, > 100k/phiên, vốn hóa ở mức trung bình (midcap)
Tránh chọn CP rác (bị tác động đội lái, không có nền tảng cơ bản) hoặc CP có khối lượng giao dịch thấp (<10k) => Thường tăng giảm bất thường, khó phân tích.
L - Leader: CP dẫn đầu
Thị trường đi lên, ko phải cả làng đều lên như nhau, mà sẽ có 1 nhóm dẫn đầu, chạy trước và chạy rất mạnh. Mục tiêu là phải chọn được nhóm này
Mình đã có khá nhiều bài hướng dẫn chọn Leader, bạn có thể tham khảo 2 bài viết này
+ Tuyệt kĩ Trading: Tăng xác suất tìm ra Siêu cổ phiếu
+ Cách tìm CP tiềm năng trong giai đoạn Thị trường điều chỉnh
I - Institutional Sponsorship: Sự tham gia của tổ chức
Tổ chức tham gia nhiều thường CP đó sẽ tiềm năng trong dài hạn, vì tổ chức là nơi quy tụ rất nhiều cái đầu siêu đỉnh, họ đã phân tích giùm cho chúng ta.
Nhưng yếu tố này chỉ nên tham khảo, NĐT cá nhân ko thể biết giá vốn của tổ chức như thế nào, tầm nhìn của họ là bao lâu, tỷ trọng CP đó trên vốn của họ là bao nhiêu.
NĐT cá nhân bị hạn chế về thời gian năm giữ (do tâm lý), bị hạn chế về số vốn đầu tư. Nên Mua theo tổ chức là 1 yếu tố ko hợp lý.
M - Market Direction: Xu hướng thị trường
Yếu tố này cực kỳ quan trọng. Đa phần CP đi theo xu hướng của thị trường chung. Nên phải phân tích xu hướng của Thị trường trước khi nhập cuộc
O’Neil dùng 2 chỉ báo này, rất hiệu quả:
Ngày bùng nổ theo đà (FTD): Ngày này xác nhận kết thúc downtrend, cuộc chơi bắt đầu
Ngày phân phối: Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc chơi sắp kết thúc, cần bán bảo toàn Lợi nhuận và tài sản.
Đơn giản chỉ như vậy thôi, nhưng nắm chắc nó thì khả năng thành công của bạn sẽ tăng lên rất cao.
Chúc bạn giao dịch thành công!