Hôm qua, mình đọc được bài này.
Thực tế, đây là câu chuyện không phải bây giờ mà vốn dĩ lâu nay đã có rất nhiều NĐT đặt câu hỏi về nó. Nhưng, vì nó là “thuế”, nên chẳng thể nói gì hơn ngoài việc chấp nhận.
Ai cũng sẽ thấy bất hợp lý khi “tôi bán lỗ mà vẫn bắt tôi đóng thuế, là sao” !?
Quay lại bài báo trên, liệu có thực sự dừng lại ở từ Bất hợp lý này hay ko?
Dưới đây là mình đã tổng hợp được Thuế TNCN khi bán Chứng khoán tại 1 số nước
Có thể thấy như sau:
Quốc gia không đánh thuế lợi nhuận vốn:
Hong Kong, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia: Hỗ trợ khuyến khích đầu tư với chính sách thuế linh hoạt, không phân biệt lãi/lỗ mà đánh thuế dựa trên giá trị giao dịch (Việt Nam và Indonesia).
Hong Kong: Là trung tâm tài chính lớn, không đánh thuế cả lợi nhuận vốn lẫn cổ tức.
Quốc gia có mức thuế cao:
Nhật Bản (20.315%), Hoa Kỳ (tối đa 37%), Hàn Quốc (22%), Nam Phi (18%-45%):
Các nước phát triển thường áp dụng thuế cao, đặc biệt đối với nhà đầu tư nước ngoài, để quản lý nguồn vốn đầu tư.
Hoa Kỳ và Nhật Bản phân biệt giữa đầu tư ngắn hạn và dài hạn.
Nam Phi đánh thuế theo thu nhập cá nhân, tạo áp lực cao cho nhà đầu tư lớn.
Quốc gia áp dụng thuế suất linh hoạt:
Ấn Độ: Đánh thuế thấp hơn cho đầu tư dài hạn (10%) để khuyến khích đầu tư bền vững.
Mình cho rằng các tác động đến từng nhóm NĐT sẽ như sau:
Nhà đầu tư ngắn hạn:
Hoa Kỳ (tối đa 37%), Ấn Độ (15%), Nhật Bản (20.315%): Thuế ngắn hạn cao gây áp lực lớn, khuyến khích đầu tư dài hạn hơn.
Việt Nam, Indonesia (0.1% giao dịch): Chi phí giao dịch thấp, hấp dẫn các nhà đầu tư giao dịch thường xuyên.
Nhà đầu tư dài hạn:
Ấn Độ (10% dài hạn), Hoa Kỳ (0%-20% dài hạn): Chính sách thuế linh hoạt, thúc đẩy nhà đầu tư gắn bó lâu dài.
Trung Quốc (Miễn thuế dài hạn): Tạo điều kiện tốt cho đầu tư chiến lược.
Bây giờ quay lại với câu chuyện đánh Thuế 0.1% khi bán Chứng khoán.
Bài báo trên liệu có phải mở đường cho việc đánh thuế trên lợi nhuận ???
Bạn sẽ nghĩ sao khi mức thuế cố định ở 5%, 10% hay từ 5% - 35% như thuế TNCN như hiện nay ???
Đây là điều đáng suy ngẫm.
Thái Lan thì sao ad
👍👍👍