I. Vì sao ta phải quan tâm FED cắt lãi suất ?
Bản chất nền kinh tế trong xu thế hiện tại là liên thị trường, tức có sự gắn kết với nhau. Vì vậy sự chuyển biến từ một quốc gia này sẽ dẫn đến tác động hệ quả cho một quốc gia khác. Và Mỹ là ông lớn nhất nên việc quan sát diễn biến chính sách tiền tệ của FED là cực kỳ quan trọng trong việc phân tích đầu tư. Vậy việc FED giảm lãi suất sẽ giúp:
Các NHTW ở thị trường mới nổi và cận biên như VN có thể thoải mái cắt lãi suất theo mà không chịu áp lực mất giá nội tệ.
Kỳ vọng đồng đôla Mỹ yếu đi => Giảm áp lực tỷ giá.
Khoảng chênh lệch lãi suất USD với các đồng tiền khác thu hẹp (ảnh hưởng carry trade).
Cắt lãi suất ảnh hưởng giá vàng, kim loại quý khác,... Thông thường sẽ tăng lên.
II. Diễn biến trái chiều của Đồng USD
Dù giảm lãi suất nhưng khi ra công bố thì đồng USD lại tăng. Lý giải điều này là Kinh tế Mỹ vẫn mạnh hơn nhiều khu vực khác trên thế giới. Chính vì thế đã có sự đầu cơ đồng USD khi nhà đầu tư cho rằng tài sản tài chính ở đây sẽ tăng trong ngắn hạn. Team cho rằng chỉ số sẽ cân bằng sớm và giảm dần thời gian tới.
III. Bản chất của việc cắt giảm lãi suất
Việc cắt giảm lãi suất sẽ được FED dựa trên các yếu tố đánh giá tình trạng sức khỏe của Kinh tế Mỹ. Chủ yếu nhất là vấn đề tỷ lệ thất nghiệp và chỉ số lạm phát (FED thích đánh giá dựa trên CPE hơn là CPI nhưng về cơ bản xu hướng là như nhau).
Hiện tại, việc cắt giảm lãi suất này chỉ xuất hiện như một đốm sáng. Đây chỉ là sự khởi đầu của chu kỳ và sẽ phải trải qua nhiều lần cắt giảm nữa trong vài năm tới. Nếu có dấu hiệu suy yếu nền kinh tế, việc cắt giảm lãi suất có xu hướng tăng khá nhanh vì FED cần sử dụng toàn bộ hỏa lực của mình để thúc đẩy nền kinh tế bằng cách cắt giảm lãi suất liên tiếp. Còn không nếu không có diễn xấu nào sảy ra thì quy trình cắt giảm từng đợt vẫn diễn ra như kế hoạch và thị trường khó có sự suy giảm đột biến.
IV. Bài học từ quá khứ
Nhìn vào diễn biến chỉ số NASDAQ ở năm 2001 - 2007 - 2020 sau những đợt cắt giảm lãi suất 0.5%. Có thể dễ thấy rõ sau một thời gian ngắn thì cả 3 đợt đều có đợt điều chỉnh khá mạnh tầm 23% - 56%. Nhưng nếu nhìn rộng ra thì chu kỳ suy giảm không có sự động thuận, bởi bản chất từng giai đoạn đều có những sự kiện, bối cảnh vĩ mô hoàn toàn khác nhau. Do đó việc kết luận suy thoái bây giờ cho một xu hướng dài là không có cơ sở, việc của chúng ta là phải đưa danh mục về trạng thái an toàn là ưu tiên hàng đầu để linh hoạt theo diễn biến thị trường.
Quá hay