Hiểu tất tần tật về chiến sự giữa Israel và Iran - Thị trường dầu khí
Giá dầu và chiến sự
1/ Vì sao có chiến sự này?
Đây là 2 quốc gia thù địch nhau về Lý tưởng và Chính trị
🇮🇱 Israel:
Là quốc gia Do Thái duy nhất trên thế giới, có quan hệ rất thân thiết với Mỹ và phương Tây.
Muốn bảo vệ sự tồn tại của mình giữa thế giới Ả Rập – Hồi giáo xung quanh.
🇮🇷 Iran:
Là một nhà nước Hồi giáo dòng Shiite, có tư tưởng chống Mỹ, chống Do Thái sâu sắc.
Luôn coi Israel là “quốc gia chiếm đóng Palestine” và tuyên bố phải xóa sổ Israel khỏi bản đồ.
→ Mối thù này là ý thức hệ và không thể hòa giải
Không phải là chiến tranh chính thức, mà là một dạng chiến tranh ủy nhiệm và tấn công gián tiếp. Nhưng gần đây, 2 quốc gia này tấn công trực tiếp nhau
2/ Xung đột Israel – Iran ảnh hưởng như thế nào đến thị trường dầu khí
Iran hiện là nước sản xuất dầu thô lớn thứ 3 trong nhóm OPEC với sản lượng khoảng 3,5 triệu thùng dầu mỗi ngày, chiếm 12,5% của nhóm OPEC và khoảng 3,2% toàn cầu. Trong khi xuất khẩu dầu thô của Iran là khoảng 1,5–1,6 triệu thùng/ngày, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu lớn nhất của Iran, chiếm khoảng 85–90%
Xung đột giữa Israel – Iran gây lo ngại gián đoạn nguồn cung dầu lớn tại khu vực Trung Đông, ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu bởi đây là khu vực sản xuất và thương mại 20%–30% nhu cầu dầu trên toàn cầu
3/ Tổng quan về eo biển Hormuz
Vị trí: Nối vịnh Ba Tư với biển Ả Rập và Ấn Độ Dương. Chiều rộng hẹp nhất: ~33 km; luồng vận tải chỉ rộng ~3 km mỗi chiều
Tầm quan trọng: khoảng gần 20% lượng dầu toàn cầu (17–18 triệu thùng/ngày) đi qua đây. Hơn 90% xuất khẩu dầu của Saudi Arabia, Iraq, UAE, Iran đều qua đây. Ngoài dầu còn có LNG (Qatar chiếm 30% LNG toàn cầu đi qua eo này)
4/ Iran có thể đóng cửa Hormuz không
Câu trả lời là Iran có năng lực để đe dọa hoặc phong tỏa tạm thời, nhưng khó duy trì lâu dài. Trong lịch sử, từ năm 2000 đến nay, đã vài lần Iran thực hiện phong tỏa eo Hormuz nhưng trong thời gian ngắn.
Iran có thể dùng các tàu chiến nhỏ, xuồng cao tốc. Hạm đội IRGC thường dùng để quấy rối tàu chở dầu và hải quân Mỹ. Thủy lôi, mìn biển, được cho là có khả năng rải mìn thủ công từ tàu nhỏ (giống thời 1980s). Tên lửa chống hạm & đạn đạo: Tên lửa như Noor, Khalij Fars, Fateh-110 có thể bắn từ bờ vịnh. Drone cảm tử và tàu ngầm nhỏ. Tấn công phi đối xứng, ẩn nấp dễ dàng trong vùng nước hẹp.
Như vậy, Iran hoàn toàn có thể “làm tê liệt” eo biển Hormuz trong thời gian ngắn (vài ngày) thông qua phá hoại, cản trở, đe dọa
Tóm lại rủi ro lớn nhất là chiến sự kéo dài lâu ngày, làm giá dầu neo cao. Thực tế chiến sự này ko phải mới gì cả, gần đây leo thang thêm thôi
Giá dầu tăng, neo cao => Gây lạm phát chi phí đẩy, tăng giá cước vận tải biển
Truyền thông hùa nhau chuyện Iran phong toả eo biển Hormuz. Nhưng họ ko thể làm vậy lâu được, bản thân Iran họ cũng cần xuất khẩu qua eo biển này.
Thậm chí Mỹ cũng có thể can thiệp quân sự => Gây đối đầu trực tiếp