Kỳ vọng gì về Cổ phiếu BID trong 2025
Kỳ vọng khá hấp dẫn và biên an toàn khá dễ chịu
Lâu rồi chúng tôi mới quay lại viết bài. Lần này chúng tôi chia sẻ vể BID, một case khá hay và có tiềm năng trong giai đoạn tới. Dưới đây là 1 số điểm nhấn trọng yếu, mời bạn đọc tham khảo:
1. Phát hành riêng lẻ 9% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài
Nếu thương vụ thành công, BID sẽ củng cố bộ đệm vốn và hệ số CAR, giúp ngân hàng đạt mức tăng trưởng tín dụng cao hơn.
Kế hoạch phát hành được chia thành nhiều vòng, với vòng đầu tiên dự kiến hoàn thành trong Q1/2025
2. Vị thế thị trường
BID hiện là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng niêm yết.
Ngân hàng có 19 triệu khách hàng, đứng thứ 3 trong hệ thống
3. Chất lượng tài sản cải thiện
Giai đoạn khó khăn về xử lý nợ xấu đã qua, giúp BID giảm áp lực trích lập dự phòng và có dư địa tăng trưởng tốt hơn.
Tỷ lệ nợ xấu giảm dần từ 1.25% (2023) xuống còn 1.0% vào năm 2025
Bài viết này tôi không đề cập đến định giá, bởi lẻ nó sẽ giới hạn khả năng kỳ vọng tăng giá của bạn về Cổ phiếu đó. Với phương pháp đầu tư theo xu hướng và đầu tư tăng trưởng, chúng tôi coi cảm xúc và sự điên rồ cũng là 1 kỳ vọng, nó sẽ giúp Cổ phiếu đi xa hơn những định giá thường thấy
Tóm lại, BID có thể xem là một trong những ngân hàng đáng chú ý năm 2025 nhờ câu chuyện phát hành cổ phần cho nước ngoài, tăng trưởng tín dụng mạnh, và xử lý nợ xấu hiệu quả. Nếu kế hoạch phát hành diễn ra thành công, cổ phiếu BID có thể có cơ hội bật tăng đáng kể.
RÕ RÀNG, KEYPOINT LỚN NHẤT CỦA BID LÀ PHÁT HÀNH RIÊNG LẺ
Việc phát hành riêng lẻ trong nhóm ngân hàng từng có nhiều tác động mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Dưới đây là một số ví dụ đáng chú ý trong lịch sử thị trường Việt Nam:
1. VCB - Phát hành riêng lẻ cho Mizuho (2011 & 2019)
Lần 1: Năm 2011
VCB phát hành 15% cổ phần cho Mizuho Financial Group (Nhật Bản) với giá khoảng 34.000 VND/cp.
Ngay sau đó, VCB tăng mạnh từ vùng 30.000 lên 45.000 VND/cp trong vài tháng.
Lần 2: Năm 2019
Mizuho tiếp tục mua thêm 8,4 triệu cổ phiếu VCB để duy trì tỷ lệ sở hữu 15%.
Sau thương vụ, VCB tăng từ khoảng 70.000 lên hơn 90.000 VND/cp trong vòng 6 tháng.
2. BID - Phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank (2019)
Tháng 11/2019, BIDV hoàn tất phát hành riêng lẻ 15% vốn (tương đương 603 triệu cổ phiếu) cho KEB Hana Bank (Hàn Quốc).
Giá phát hành: 33.640 VND/cp (tổng giá trị ~20.300 tỷ VND).
Trước thương vụ, BID giao dịch quanh 33.000 VND/cp, sau đó tăng lên gần 42.000 VND/cp trong vòng 4 tháng.
3. TPB - Phát hành riêng lẻ năm 2021
Tháng 6/2021, TPBank công bố kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu (~10% vốn) cho nhà đầu tư chiến lược.
Giá cổ phiếu TPB tăng từ 32.000 VND lên 42.000 VND/cp sau khi có thông tin phát hành.
4. VPB - Phát hành riêng lẻ cho SMBC (Nhật Bản) năm 2023
Tháng 3/2023, VPBank bán 15% vốn cho SMBC với giá 30.159 VND/cp, thu về 35.900 tỷ VND.
Giá cổ phiếu tăng mạnh từ 17.000 VND lên gần 24.000 VND/cp sau thông tin thương vụ.
Trên đây là góc nhìn của team AlphaStock, các con số đưa ra dựa trên hiểu biết và tổng hợp của chúng tôi, bạn nên cân nhắc khi giao dịch