Ơ kìa ... túi tiền người dân Mỹ!
Phép thử niềm tin giữa ý chí chính trị và đời sống thực tế
Bài viết này giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất cú đánh thuế của Mỹ lên loạt nước
Khi Tổng thống Trump tuyên bố áp thuế thêm 10% lên mọi hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt 1 danh sách dài các nước chịu mức thuế cực cao. Nhiều người Mỹ ban đầu vỗ tay, tin rằng đây là cú đánh mạnh mẽ để đưa việc làm sản xuất quay trở lại quê nhà.
Nhưng rồi họ sẽ thấy, từng ngóc ngách cuộc sống đang lay chuyển: từ chiếc máy giặt mua muộn vài trăm đô, đến gói snack nhập khẩu trong siêu thị tăng giá âm thầm, trong khi lương vẫn thế !!!
Với một gia đình trung lưu ở Ohio, mức sống giờ đây phải tính toán từng đồng – vì chi phí sinh hoạt tăng thêm gần 3.800 USD mỗi năm (mình xem thống kê của Yale Budget Lab)
Thuế đánh lên nước ngoài, nhưng người Mỹ mới là người trả trước. Khi chi phí nhập khẩu tăng, doanh nghiệp Mỹ buộc phải tăng giá bán lẻ để duy trì lợi nhuận. Giá cả leo thang, trong khi lương chưa kịp điều chỉnh, khiến sức mua thực tế của người dân giảm sút.
Mà điều trớ trêu là, những mặt hàng bị đánh thuế nặng nhất – từ quần áo giá rẻ đến điện tử tiêu dùng – lại là những thứ phục vụ nhóm thu nhập thấp và trung bình. Một chính sách được thiết kế để “bảo vệ người Mỹ” cuối cùng lại siết cổ chính họ, không bằng thuế má, thì cũng bằng từng con số trên hóa đơn.
Cụ Donal Trump vã thuế lên 1 loạt nước, về bản chất, không chỉ là một biện pháp kinh tế – nó là phép thử niềm tin giữa ý chí chính trị và đời sống thực tế. Khi khẩu hiệu “America First” va chạm với quầy tính tiền ở Walmart, người Mỹ mới bắt đầu cảm nhận được rằng “đánh thuế lên thế giới” không phải là chuyện đơn giản, lợi ích quốc gia đôi khi được trả bằng chính túi tiền của công dân.
Subscribe Blog và Join Group bên dưới để hiểu rõ bản chất nhiều câu chuyện tài chính hơn